Vào sáng nay, AMD đã chính thức ra mắt dòng CPU server EPYC Rome thế hệ mới nhất, mang tới nhiều nhân hơn và hiệu năng, hiệu suất vô địch trong phân khúc. Cùng với tiến trình 7nm, EPYC lần này đã đi trước một bước so với dòng Xeon, vốn vẫn dựa trên tiến trình 14nm.
AMD đã chính thức ra mắt dòng EPYC Rome 7nm.
Tổng quan về dòng EPYC Rome
Dòng CPU EPYC thế hệ 2 (tên mã: Rome) là dòng CPU kế thừa cho dòng EPYC thế hệ 1 (tên mã Naples). Được sản xuất trên tiến trình 7nm cùng kiến trúc Zen 2, những CPU này hứa hẹn sẽ cho ra hiệu năng cao hơn 15% so với thế hệ trước. Từ đó mang lại cho người dùng hiệu suất cũng như hiệu quả công việc vượt trội.
EPYC Rome sẽ có IPC cao hơn 15% so với thế hệ tiền nhiệm.
AMD đã tinh chỉnh lại kiến trúc CPU của mình giúp nó có băng thông lớn gấp đôi so với thế hệ tiền nhiệm. Cụ thể, nó có tập kỹ thuật ống dẫn được thiết kế lại hoàn toàn. Và cùng với đó là mật độ nhân tăng gấp đôi, tức là bây giờ mỗi cụm CCX sẽ có gấp đôi lượng nhân so với thế hệ trước.
Mỗi CPU EPYC Rome sẽ có tới 8 die chứa nhân 7nm cùng với 1 die I/O 12nm. Chúng được kết nối với nhau thông qua Infinity Fabric 2.0. Chúng sở hữu tới 32 tỉ bóng bán dẫn trên toàn package. Điều đó khiến chúng là các CPU có mật độ bóng bán dẫn dày nhất thế giới. Cấu hình RAM 8 kênh vẫn được giữ lại. Nhưng bus RAM đã được tăng từ 2400 -> 3200 MHz.
PCI Express 4.0 cũng đã được AMD mang lên, với số luồng lên tới 162. Có PCIe 4.0 sẽ giúp Infinity Fabric bớt phụ thuộc vào băng thông PCIe hơn và cho tốc độ truy cập cũng cao hơn.
Cuối cùng, chúng vẫn sẽ sử dụng Socket SP3 quen thuộc. Nghĩa là các khách hàng đang sử dụng dòng CPU Naples có thể lắp vào, cập nhật BIOS và chạy. Tuy về vật lý giống nhau, nhưng CPU socket SP3 sẽ không chạy trên main socket TR4 và ngược lại. Cho nên đừng ai lắp CPU EPYC vào main X399 nhé.
Danh sách các CPU thuộc dòng EPYC Rome
Lần ra mắt này, ta sẽ có tới 19 mã. Trong đó mã cao cấp nhất, EPYC 7742, sẽ có tới 64 nhân/128 luồng cùng mức giá gần 7000$. Thấp nhất, chúng ta có mã EPYC 7252P, với 8 nhân/16 luồng và mức giá 450$
Sau đây là toàn bộ thông số của dòng CPU mới này:
CPU | N/L | Xung gốc | Xung boost tối đa | Cache | TDP | Giá |
EPYC 7742 | 64/128 | 2.25 GHz | 3.4 GHz | 256 MB | 225W | $6950 |
EPYC 7702 | 2.0 GHz | 3.35 GHz | 180W | $6450 | ||
EPYC 7702P | 200W | $4425 | ||||
EPYC 7642 | 48/96 | 2.4 GHz | 3.4 GHz | 225W | $4775 | |
EPYC 7552 | 2.2 GHz | 3.35 GHz | 192 MB | 180W | $4025 | |
EPYC 7542 | 32/64 | 2.9 GHz | 3.4 GHz | 128 MB | 225W | $3400 |
EPYC 7502 | 2.5 GHz | 3.35 GHz | 180W | $2600 | ||
EPYC 7502P | $2300 | |||||
EPYC 7452 | 2.35 GHz | 155W | $2025 | |||
EPYC 7402 | 24/48 | 2.8 GHz | 3.35 GHz | 180W | $1783 | |
EPYC 7402P | $1250 | |||||
EPYC 7352 | 2.3 GHz | 3.2 GHz | 155W | $1350 | ||
EPYC 7302 | 16/32 | 2.8 GHz | 3.3 GHz | $978 | ||
EPYC 7302P | $825 | |||||
EPYC 7282 | 2.0 GHz | 3.2 GHz | 64 MB | 120W | $650 | |
EPYC 7272 | 12/24 | 2.6 GHz | $625 | |||
EPYC 7262 | 8/16 | 3.2 GHz | 3.4 GHz | 128 MB | 155W | $575 |
EPYC 7252 | 2.8 GHz | 3.2 GHz | 64 MB | 120W | $475 | |
EPYC 7252P | $450 |
Ứng dụng của EPYC Rome trong thực tế
Ngay khi vừa công bố, một số gã khổng lồ công nghệ đã đưa ra kế hoạch của mình đối với dòng CPU này. Cụ thể:
- Google công bố rằng họ đã sử dụng CPU EPYC thế hệ 2 trong cơ sở dữ liệu của mình. Và họ dự định sẽ xây dựng hệ thống tính toán đám mây dựa trên các CPU EPYC thế hệ 2 vào nửa cuối năm nay.
- Twitter tuyên bố sẽ sử dụng EPYC Rome trong các trung tâm dữ liệu của mình vào cuối năm nay.
- Microsoft công bố máy ảo Azure của họ sẽ chạy CPU EPYC thế hệ 2.
- Lenovo và Dell cũng công bố các hệ thống server mới, dựa trên CPU EPYC Rome
Với việc được các hãng công nghệ lớn tin tưởng, AMD đã phần nào tìm lại được chỗ đứng trong thị trường server và máy chủ. Liệu Intel cùng dòng Ice Lake-SP và Cooper Lake-SP có thể chống chọi lại đà chiến thắng của đội đỏ?