Như bạn có thể đã biết, quá trình tiến hóa chứa đựng nhiều điều phức tạp và bí ẩn mà chúng ta vẫn đang làm sáng tỏ kể từ khi Charles Darwin xuất bản tác phẩm “Nguồn gốc các loài” vào năm 1859. Vẫn còn rất nhiều khám phá tuyệt vời được tìm thấy khi chúng ta nhìn vào thế giới của mình, đặc biệt là đối với những loài chim. Nếu bạn đã từng bắt gặp một tổ chim trong tự nhiên, bạn sẽ biết rằng những quả trứng có nhiều màu sắc và vô cùng đa dạng về hình thức. Chúng thường có các đốm, và đôi khi là những màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, một trong những loại trứng chim gây tò mò nhất là những loại có màu xanh lam.
Nhiều loài chim phổ biến trên khắp thế giới đã được quan sát thấy đẻ trứng màu xanh trong tự nhiên. Chẳng hạn, giẻ cùi xanh, chim cổ đỏ, chim xanh, sáo đá, chim sẻ nhà, chim hét, chim sáo cánh đỏ và chim ác là đều đã được ghi nhận là đẻ trứng màu xanh lam (theo The Spruce).
Hiểu được quá trình mà chim tạo ra những quả trứng màu xanh là cần thiết trước khi cố gắng hiểu tại sao chúng lại làm như vậy. Không giống như động vật có vú, chim không có tử cung; thay vào đó, chúng sử dụng một cấu trúc gọi là cloaca – ổ nhớp để gửi trứng (theo The Spruce). Cloaca đóng vai trò là nơi tiêu hóa và sinh sản. Ngoài ra, sắc tố hóa học biliverdin có trong mật của một số loài chim cũng xuất hiện trong quá trình xây dựng vỏ cho con non của chúng (theo Optics Mag ). Hợp chất này chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của màu xanh lam trong trứng của một số loài chim.
Nhiều loài chim được biết là đẻ nhiều trứng trong mỗi lần xây tổ (theo All About Birds). Nồng độ biliverdin cao hơn khiến những quả trứng đầu tiên có màu đậm hơn, trong khi những quả trứng tiếp theo có thể có màu nhạt hơn. Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao một số loài chim có trừng màu xanh, tuy nhiên tại sao những quả trứng màu xanh lại có lợi cho một số loài chim nhất định?
Trứng chim màu xanh sáng dễ dàng nổi bật trong tổ. Kết quả là, bất kỳ kẻ săn mồi tiềm năng nào cũng có thể coi chúng là bữa trưa một cách dễ dàng! Do đó, ý kiến cho rằng những quả trứng màu xanh mang lại khả năng ngụy trang bảo vệ trong tổ là không rõ ràng như đối với các loài chim khác đẻ trứng màu nâu, chẳng hạn như chim cút. Ý tưởng chủ đạo liên quan đến màu xanh lam này có xu hướng chỉ ra những quả trứng và vai trò quan trọng của ánh sáng Mặt Trời đối với sự phát triển của chúng. Chim thường đẻ trứng có màu tương ứng với môi trường của chúng. Gà con chưa nở rất nhạy cảm với sức nóng và bức xạ của Mặt Trời, có thể gây chậm phát triển hoặc thậm chí tử vong (theo Optics Mag).
Trứng màu trắng hoặc sáng thường được phát hiện nhiều hơn trong các tổ ở những khu vực ấm hơn, nhiều ánh sáng hơn và do đó, chúng dễ dàng hấp thụ bức xạ tia cực tím của Mặt Trời (theo Tổ chức Động vật Thế giới ). Tuy nhiên, những quả trứng sẫm màu hơn sẽ xuất hiện ở các tổ mát hơn dưới ánh sáng, vì quá nhiều bức xạ có thể gây nguy hiểm trong quá trình ấp. Do đó, những quả trứng màu xanh lam đang nằm ở vị trí thuận lợi trong quá trình tiến hóa (theo Forbes ), về cơ bản được hưởng lợi từ tia nắng Mặt Trời, nhưng không đến mức gây hại cho chúng.
Quá trình sản xuất trứng giống như một dây chuyền lắp ráp thu nhỏ bên trong một con chim mái. Khi một buồng trứng được thụ tinh, nó chỉ là một lòng đỏ chứa protein. Các albumen – lòng trắng trứng (gelatin) được thêm vào tiếp theo.
Toàn bộ lòng trắng và lòng đỏ được bọc trong lớp màng mềm, co giãn. Lớp vỏ canxi cacbonat sau đó được hình thành ở bên ngoài, với khoáng chất squirting từ các tế bào đặc biệt.
Tiếp theo là quá trình hình thành sắc tố cho quả trứng với một lớp phủ protein tổng thể trước khi trứng được đẻ ra. Mất khoảng 24 giờ để hình thành một quả trứng hoàn chỉnh.
Trong suốt quá trình hình thành màu sắc thì giai đoạn tạo màu diễn ra rất nhanh, chỉ trong vài giờ trước khi trứng được đẻ ra.
Mặc dù có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, nhưng cơ bản chúng chỉ bị chi phối bởi hai sắc tố. Protoporphyrin tạo ra màu nâu đỏ. Biliverdin tạo ra sắc thái xanh dương và xanh lục. Sắc tố trứng là các chất linh hoạt được tạo thành từ các phân tử phức tạp được tổng hợp trong tuyến vỏ của chim.
Và theo thời gian, màu vỏ trứng và hoa văn trong một loài cũng có thể thay đổi, sắc tố trên trứng chim có thể đã tiến hóa. Theo nghiên cứu, chỉ với hai lần lai tạo, một con chim cút Nhật Bản, đẻ trứng màu be với những đốm màu nâu, có thể bắt đầu đẻ những quả trứng màu xanh.
Nguồn: Grunge; Phys.org; USGS